Các thành phần cơ bản của một website

Để trao đổi dễ dàng hơn với người thiết kế trong quá trình thiết kế website, doanh nghiệp cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về website. Đơn giản nhất, bạn cũng nên biết đến các thành phần cơ bản của một website. Dưới đây,chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thành phần cơ bản nhất của trang web, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi cũng như có những yêu cầu về trang web của mình với người thiết kế.

Các thành phần cơ bản của một website

Header

Đây là thành phần nằm ở vị trí đầu trên trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website.

Bên trong header thường chứa những thành phần sau:

– Site ID

– Home link

– Menu điều hướng

– Giỏ hàng

– Search box

Site ID

Là định danh cho website, dễ hiểu hơn là tên website. Site ID thường được đặt ở góc bên tay trái. Bạn dễ thấy nhất chính là hình logo hoặc một đoạn slogan ngắn cho website.

Home link

Home link hay còn gọi là đường dẫn liên kết đến trang chủ, khi bạn click vào link này sẽ chuyển đến trang chủ của website.

Home link có thể được làm theo hai cách sau:

– Được gắn vào logo website.

– Được gắn vào đoạn chữ, bạn dễ thấy nhất như chữ Trang chủ hay Home …

Menu điều hướng

Là vùng chứa tập hợp các link dẫn đến các trang chính trên website. Thông thường menu sẽ được đặt bên trong header. Menu được thiết kế dễ nhìn, giúp cho người dùng nhanh chóng đi đến các trang chính trên website. Ví dụ bạn thấy menu có thể gồm các link sau như: Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu …

Có khi menu cũng được đặt ở Scan columns hay Footer, những thành phần này bạn sẽ gặp ở phần tiếp theo.

Ô tìm kiếm (Search box)

Đối với những website có rất nhiều bài viết hay sản phẩm, ô tìm kiếm giúp người dùng tìm những thông tin trên website một cách nhanh chóng.

Giỏ hàng

Đối với những website bán hàng hay website thương mại điện tử, bạn để ý sẽ thấy một biểu tượng hình giỏ hàng được đặt phía bên góc phải. Giỏ hàng có thể hiển thị thông tin như: số lượng sản phẩm đã chọn, tổng thành tiền là bao nhiêu? Khi người dùng click vào sẽ được chuyển đến trang giỏ hàng để xem chi tiết các sản phẩm đã đặt mua.

Slider

Thành phần này thường được đặt bên dưới header. Slider phổ biến là hình ảnh, gồm nhiều tấm hình khác nhau nhưng không phải là hiển thị tất cả lên trang web. Slider sẽ có nút điều hướng, giúp bạn có thể di chuyển qua các slide khác. Ngoài ra slide có thể là video.

Slider được thiết kế đẹp sẽ thu hút khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên vào trang web. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp slide ở rất nhiều trang web khác nhau.

Scan columns (Chia cột website)

Khái niệm scan columns đã có từ rất lâu, trước đó đã được dùng trong việc xuất bản sách báo. scan giống như là bạn dùng mắt duyệt qua từng phần của trang web, mà cụ thể ở đây là cột (columns). Ngày nay scan columns được áp dụng rộng rãi trong thiết kế website.

Các dạng chia cột phổ biến bạn thường bắt gặp như chia 2 cột, 3 cột …

Scan column thể chứa các thành phần sau:

– Menu điểu hướng

– Sản phẩm, bài viết nổi bật

– Box tìm kiếm nâng cao

– Banner quảng cáo

– Thông tin liên hệ – …

Banner

Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như trên cùng của trang (trên phần header) hay ở scan column.

Có một số hay nhầm lẫn giữa banner và header. Thực ra banner và header là hoàn toàn khác nhau. Từ banner được dùng trong việc quảng cáo như quảng cáo sản phẩm, quảng cáo sự kiện …

Content area (phần nội dung trang web)

Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.

Phần nội dung thường chứa các thành phần sau: – Tiêu đề trang (Page title): thường được đặt ở đầu phần nội dung. Tiêu đề thường có font chữ to và in đậm nhằm cho người dùng biết trang web đang nói về vấn đề gì.

– Breadcrumb navigation (Breadcrumb trails): là thanh điều hướng phân cấp, giúp người dùng biết mình đang ở đâu trên trang web và có thể di chuyển giữa các mục trên trang web một cách nhanh chóng. Bạn để ý những trang tin tức thường có thanh điều hướng này và nó được đặt ở đầu phần nội dung trang.

– Phần nội dung chính: phần này có thể chứa bất kì thông tin nào, thông thường website sẽ có hệ thống quản trị nội dung website hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung cũng như chỉnh sửa nội dung.

– Paging navigation (điều hướng phân trang): đối với những trang web chứa rất nhiều nội dung như một trang trình bày danh sách sản phẩm hay danh sách bài viết, việc phân trang nhằm giúp giảm tải cho trang web để trang web load nhanh hơn, nó cũng giúp cho người dùng không phải cuộn chuột quá nhiều. Điều hướng phân trang thường được đặt ở đầu, cuối hay cả đầu và cuối trong phần nội dung trang.

– Thanh thông tin: thường được đặt ở đầu hay cuối phần nội dung trang, thanh thông tin thường bao gồm các thông tin như ngày đăng bài viết, tác giả là ai, số lượt xem bài viết …

– Thanh chia sẻ mạng xã hội: bao gồm các nút chia sẻ trang qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google, Twitter …

Page footers

Page footers còn gọi là chân trang, nó nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và hiển thị ở tất cả các trang trong website của bạn.

Các thành phần của Page footers

– Thông tin bản quyền website

– Menu

– Các link liên kết – …

Trong thiết kế website, các nhà thiết kế cũng dựa vào các thành phần cơ bản trên để chia bố cục cho website. Doanh nghiệp biết thêm nhưng thành phần này sẽ giúp dễ dàng trong quá trình trao đổi khi thiết kế hoặc khi cần chỉnh sửa website.

Từ khóa tìm kiếm:

  • thành phần của 1 website
  • thành phần của website
  • các thành phần của 1 website
  • các thành phần cơ bản của website
  • các thành phần của website
  • các thành phần của một website
  • thành phần của trang web

Related Posts

Thẻ Visa là gì? Thẻ Visa của ngân hàng nào tốt nhất

Thẻ Visa là gì? Thẻ Visa của ngân hàng nào tốt nhất

  5/5 – (1 bình chọn) Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính thì việc sử dụng thẻ Visa để…

ICANN là gì? Chức năng của ICANN hiện nay

ICANN là gì? Chức năng của ICANN hiện nay

  Đánh giá post Nội dung 1 ICANN là gì 2 ICANN có chức năng gì? Chắc nếu bạn đang sở hữu một tên miền quốc tế…

3 que xỏ lá nghĩa là gì – Tìm hiểu về những điều cần biết

3 que xỏ lá nghĩa là gì – Tìm hiểu về những điều cần biết

Tìm hiểu về 3 que xỏ lá và ý nghĩa của chúng trong trang phục truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bạn biết 3 que xỏ lá nghĩa là gì chưa?

Các tổ chức sử dụng Twitter: Tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp

Các tổ chức sử dụng Twitter: Tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp

Bài viết “Các tổ chức sử dụng Twitter” giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của Twitter đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nền tảng này để tương tác và quảng bá thương hiệu.

Lỗi 0x80070666 – Nguyên nhân và cách khắc phục

Lỗi 0x80070666 – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 0x80070666 khi cài đặt hoặc cập nhật hệ điều hành trên Windows. Hướng dẫn chi tiết từ A-Z.

Fabric API 1.16.5 – Khám phá một thế giới game mới với tính năng độc đáo

Fabric API 1.16.5 – Khám phá một thế giới game mới với tính năng độc đáo

Khám phá tính năng độc đáo của Fabric API 1.16.5 và tối ưu hóa trải nghiệm chơi game Minecraft của bạn với công cụ hỗ trợ tuyệt vời này.