Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

 

5/5 – (1 bình chọn)

Bảng hệ thống tài khoản 200 có lẽ đã không còn xa lạ với những người làm trong lĩnh vực kế toán. Với những người mới hệ thống này có phần dài và khó hiểu. Bài viết này sẽ giới thiệu và giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về tài khoản 200. Hãy cùng mình khám phá ngay nhé.

Tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản có thể hiểu đơn giản là một dãy số ký hiệu cho một loại tài sản hoặc nguồn vồn doanh nghiệp. Mỗi tài khoản bao gồm ba hoặc bốn số tự nhiên có thể giống hoặc khác nhau.Thay vì diễn đạt dài dòng, kế toán sẽ sự dụng các tài khoản thay thế để tiết kiệm thời gian. Tạo thuận lợi cho việc tính toán và quản lý sổ sách.

Quy định về việc sử dụng các loại tài khoản được nêu rõ trong các thông tư. Bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực theo quy định của thông tư phải sử dụng bộ tài khoản tương ứng để hạch toán. Mỗi một lĩnh vực kinh doanh sẽ có một hệ thống tài khoản khác nhau.

Ví dụ: Bộ tài khoản hạch toán kinh doanh khác với bộ tài khoản hoạch toán tài chính ngân hàng.

Giới thiệu về thông tư 200

Thông tư 200 bao gồm những hướng dẫn, quy tắc về nghiệp vụ kế toán. Được sử dụng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó nêu rõ các quy định về các loại tài khoản, chứng từ, biểu mẫu,…

Hệ thống tài khoản thông tư 200

Thông tư được ban hành ngày 22/ 4/ 2014. Có hiệu lực từ 5/ 2/ 2015 và được sử dụng cho năm tài chính tiếp theo. Tạo cơ sở tiền đề hoạch định, quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống tài khoản thông tư 200

Hệ thống tài khoản thông tư 200 là danh sách bao gồm các loại tài khoản được sử dụng cho doanh nghiệp theo thông tư 200. Các loại tài khoản được chia thành hai nhóm chính: Tài khoản tài sản, tài khoản nguồn vốn. Mỗi loại tài khoản thể hiện cho nguồn gốc của một nguồn tiện được sử dụng trong doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể dễ dàng:

  • Kiểm soát thu chi hằng ngày, tháng, quý và năm.
  • Xác định lãi lỗ, doanh thu.
  • Lập báo cáo tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh. Từ đó lập kế hoặc phát triển trong tương lai và là cơ sở tham khảo có giá trị cho các nhà đầu tư.

Các loại tài khoản tài sản theo thông tư 200

Tài khoản tài sản là hệ thống các tài khoản đại diện cho các nguồn lực kinh tế doanh nghiệp sở hữu. Các tài khoản tài sản được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cách phân loại dựa trên các tiêu chí như: Giá trị tài sản, khả năng thanh khoản của từng loại.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm các nguồn lực có thời gian sử dụng, luân chuyển ngắn. Giá trị tài sản nhỏ (dưới 30 triệu) và có khả năng thanh khoản cao. Thông thường ký hiệu tài khoản tài sản ngắn hạn bắt đầu bằng số 1. Đây là điểm nhận diện quan trọng để biết được đó có phải tài sản ngắn hạn hay không.

Hệ thống tài khoản tài sản ngắn hạn được quy định theo thông tư 200 như sau:

Nhóm Tài khoản 11 – Vốn bằng tiền:

  • Tài khoản 111 – Tiền mặt
  • Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng
  • Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.

Nhóm Tài khoản 12 – Đầu tư tài chính ngắn hạn:

  • Tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;
  • Tài khoản 128 – Đầu tư ngắn hạn khác;
  • Tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Nhóm Tài khoản 13 – Các khoản phải thu:

  • Tài khoàn 131 – Phải thu của khách hàng;
  • Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ;
  • Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ;
  • Tài khoản 138 – Phải thu khác;
  • Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Nhóm Tài khoản 14 – Ứng trước:

  • Tài khoản 141 – Tạm ứng;
  • Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn;
  • Tài khoản 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Nhóm Tài khoản 15 – Hàng tồn kho:

  • Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường;
  • Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu;
  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ;
  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
  • Tài khoản 155 – Thành phẩm;
  • Tài khoản 156 – Hàng hóa;
  • Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán;
  • Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế;
  • Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nhóm Tài khoản 16 – Chi sự nghiệp, có 1 tài khoản:

  • Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp.

Tài sản dài hạn

Hệ thống tài khoản tài sản dài hạn bắt đầu bằng số 2 hay còn gọi là tài khoản nhóm 2. Bao gồm các loại tài khoản có thời gian sử dụng dài (trên 1 năm). Giá trị tài sản lớn (trên 30 triệu) và khả năng thanh khoản thấp.

Danh sách các tài khoản dài hạn theo bộ thông tư 200 như sau:

Nhóm Tài khoản 21 – Tài sản cố định:

  • Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình;
  • Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính;
  • Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình;
  • Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định;
  • Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư.

Nhóm Tài khoản 22 – Đầu tư dài hạn:

  • Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con;
  • Tài khoản 222 – Vốn góp liên doanh;
  • Tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết;
  • Tài khoản 228 – Đầu tư dài hạn khác;
  • Tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

Nhóm Tài khoản 24 – Các tài sản dài hạn khác:

  • Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang;
  • Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn;
  • Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại;
  • Tài khoản 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

Tài khoản nguồn vốn

Tài khoản nguồn vốn được chia thành hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhằm giải thích nguồn gốc của các loại tài sản trong doanh nghiệp. Đồng thời cho biết doanh thu và sự phân chia lợi nhuận cho các nguồn quỹ của doanh nghiệp.

Nợ phải trả

Nợ phải trả là loại tài khoản bắt đầu bằng số 3 còn gọi là tài khoản nhóm 3. Bao gồm các nguồn vay phải trả, khoản phải chi cho người bán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ tài khoản nguồn vốn theo hệ thống tài khoản thông tư 200 bao gồm:

Nhóm Tài khoản 31 – Nợ ngắn hạn

  • Tài khoản 311 – Vay ngắn hạn;
  • Tài khoản 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

Nhóm Tài khoản 33 – Các khoản phải trả:

  • Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán.
  • Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Tài khoản 334 – Phải trả người lao động.
  • Tài khoản 335 – Chi phí phải trả.
  • Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ.
  • Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
  • Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Nhóm Tài khoản 34 – Nợ dài hạn:

  • Tài khoản 341 – Vay dài hạn.
  • Tài khoản 342 – Nợ dài hạn.
  • Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành.
  • Tài khoản 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
  • Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Nhóm Tài khoản 35 – Dự phòng:

  • Tài khoản 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
  • Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn với chủ sở hữu là loại tài khoản có số bắt đầu là số 4 còn được gọi là tài khoản nhóm 4. Vốn chủ sở hữu trong một báo cáo tài chính cho biết lợi nhuận từ hoạt động bán hang của doanh nghiệp. Đồng thời kế hoạch phân bố lợi nhuận cho các nguồn quỹ duy trì hoạt động công ty.

Bộ tài khoản thuộc nhóm vốn chủ sở hữu theo hệ thống tài khoản 200 như sau:

Nhóm Tài khoản 41 – có 7 tài khoản:

  • Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
  • Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
  • Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
  • Tài khoản 414 – Quỹ đầu tư phát triển.
  • Tài khoản 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
  • Tài khoản 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
  • Tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ.

Nhóm Tài khoản 42 – có 1 tài khoản:

  • Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nhóm Tài khoản 44 – có 1 tài khoản:

  • Tài khoản 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Nhóm Tài khoản 46 – có 2 tài khoản:

  • Tài khoản 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp.
  • Tài khoản 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Tải hệ thống tài khoản kế toán

Lưu ý: Thông thường trong một bảng phân bố chi tiêu tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. Nếu con số có sự chênh lệch bắt buộc kết toán phải xem xét lại từ đầu.

Thông thường những tài khoản 200 sẽ xuất hiện trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Những báo cáo này có thể được lập theo tháng, quý hoặc năm tùy quy định của từng công ty.

Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin về hệ thống tài khoản 200. Các tài khoản thể hiện cho một nguồn lực riêng biệt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những điều nói trên chỉ là những vấn đề cơ bản nhất của tài khoản 200. Để có thể am hiểu và sử dụng các tài khoản này đúng nhất bạn cần có thời gian tìm hiểu và trau dồi thêm.

Related Posts

Hướng dẫn cách khắc phục Lỗi Error Loading Operating System

5/5 – (1 bình chọn) Operating system – là chương trình quản lí tất cả phần mềm và phần cứng của máy tính. Lỗi Error Operating System…

Thiết Kế Website Chuẩn SEO Kiên Giang

  5/5 – (1 bình chọn) Đối với việc kinh doanh trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc sở hữu hoặc xây dựng cho mình một…

Thiết kế website Cần Thơ – Hỗ Trợ Marketing Online chuyên nghiệp

5/5 – (2 bình chọn) Đảm nhận công việc thiết kế web Cần Thơ gắn liền với chất lượng và lâu dài là điều mà mình mong…

Cách sửa lỗi trang này không đủ điều kiện để có tên người dùng

  5/5 – (1 bình chọn) Tên người dùng Facebook hay là tên người dùng Fanpage là phần tên đặt cho fanpage để giúp cho đường dẫn…

Cách sửa lỗi This host supports intel vt-x but intel vt-x is disabled

  5/5 – (1 bình chọn) Khi cài đặt máy ảo trên máy tính thường thì chúng ta sẽ gặp lỗi host supports intel vt-x but intel…

Cách tắt tự động Update trên Microsoft Office

  5/5 – (1 bình chọn) Office là một trong những bộ công cụ đã quá quen thuộc với người dùng máy tính. Hiện nay thì Microsoft…