Nếu bạn đang nghĩ đến việc kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Bạn nên biết cách viết ra một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp bạn giảm thiểu rủi ro tăng tỉ lệ thành công khi bước vào kinh doanh thực tế. VDO Software đã tổng hợp cách lập kế hoạch kinh doanh từ A – Z chi tiết nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn cái nhìn tổng quan hơn về quy trình vô cùng quan trọng này.
Tại Sao Cần Phải Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
Trong thực tế, nhiều Startup có ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng hầu hết lại đi đến thất bại. Theo thống kê của CB Insights, 90% doanh nghiệp thất bại trong năm hoạt động đầu tiên. Trong 10% còn lại chỉ có 1% doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm và kinh doanh thành công.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các Startup nói trên như dịch vụ kém, chất lượng kém, vỡ nợ hay không biết cách chi tiêu. Không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng là một trong những lý do chính dẫn đến nguyên nhân trên.
Về đối nội, kế hoạch kinh doanh là thước đo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó xác định thế mạnh, điểm yếu, cơ hội thị trường và những thách thức cần đối phó.
Về đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tác và khách hàng nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó là cơ sở để đưa ra các quyết định sau này.
Hướng Dẫn Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Chi Tiết Nhất
Mỗi bản kế hoạch kinh doanh lập ra đều để phục vụ một đối tượng đọc nhất định. Vì vậy trước tiên bạn cần tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch của bạn là ai…
6 mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh
#1: Tóm tắt bản kế hoạch
Một bản kế hoạch kinh doanh có thể dài tới hàng chục trang. Một trang tóm tắt là cần thiết để người đọc nắm bắt toàn bộ nội dung. Phần này chỉ nên cô đọng trong khoảng từ một tới hai trang.
#2: Mô tả về doanh nghiệp
Tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nên được liệt kê khái quát. Bao gồm loại hình kinh doanh, lịch sử hình thành, thành tựu, quy mô, cơ sở vật chất,..
#3: Thông tin về sản phẩm và dịch vụ
Ngoài những thông tin về doanh nghiệp, bạn cũng nên khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
#4: Phân tích thị trường
Tất cả những thông tin liên quan đến thị trường bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh
- Nhà cung ứng
- Khách hàng mục tiêu
Nhận thức được thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình những bước đi cụ thể sau này.
#5: Báo cáo về nhân lực, marketing và tài chính
Đây là ba yếu tố nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh.
- Số lượng nhân sự trong các phòng ban và sơ đồ tổ chức
- Các mục tiêu và chiến lược Marketing cần triển khai
- Tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp
#6: Tài liệu đính kèm
Bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ và giấy phép kinh doanh.
9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả với đúng đối tượng. Bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của VDO Software như sau.
#1: Xác định tầm nhìn dài hạn
Bạn cần phải có cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài hạn nếu muốn đi xa và ổn định. Đây sẽ là kim chỉ nam để làm cơ sở cho quy trình kinh doanh trong tương lai.
#2: Đặt ra mục tiêu cụ thể
Mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Những mục tiêu đặt ra phải tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
S – Specific là cụ thể. Mục tiêu kinh doanh cần phải được rõ ràng về mục tiêu đặt ra, ở đâu, khi nào và thay đổi ra sao.
M – Measurable: Trong mục tiêu kinh doanh cần phải kết hợp những yếu tố đo lường được. Những yếu tố này thường là các chỉ số, lợi nhuận và doanh thu.
A – Achievable: Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với khả năng hiện tại của doanh nghiệp.
R – Realistic: Mục tiêu kinh doanh phải thực tế với bối cảnh thị trường và khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới.
T – Time bound: Bạn cần phải đặt ra mốc thời gian cho từng giai đoạn.
#3: Xác định lợi thế
Lợi thế chính là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng. Xác định lợi thế bán hàng độc nhất làm kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt mọi người.
#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn cần hiểu rõ hình thái thị trường mà bạn đang nhắm vào như thể nào, có bao nhiêu đối thủ và quy mô của họ như thế nào. Từ đó có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
#5: Tìm hiểu khách hàng mục tiêu
Đây là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Mỗi phân khúc khách hàng đều có những đặc điểm khác nhau. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh là xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó đề ra phương hướng và con đường hoạt động thích hợp.
#6: Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Xác định chính xác nguồn cung và cầu của thị trường có tác động tới kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.
#7: Xây dựng mục tiêu kinh doanh
Đến đây bạn cần vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và xúc tiến cho sản phẩm của mình. Các mục tiêu kinh doanh của bạn cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
#8: Cụ thể hóa chiến lược kinh doanh
Bạn cần xây dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Để đạt được điều này, bạn cần làm rõ những vấn đề sau:
- Kênh truyền thông là gì?
- Các chiến lược Marketing như thế nào?
- Kế hoạch bán và phân phối sản phẩm như thế nào?
- Thời gian áp dụng kéo dài bao lâu?
- Doanh thu cần đạt được là bao nhiêu?
- Cần bao nhiêu ngân sách cho từng chiến dịch?
#9: Thực hiện kế hoạch
Sau khi đã hoàn thành 8 bước trên, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch đó vào thực tế. Bạn cần phải theo dõi thường xuyên quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật cho kế hoạch kinh doanh của mình.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của VDO Software về kế hoạch kinh doanh cũng như cách lập kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả. Bạn cũng có thể tham khảo những bài viết khác của chúng tôi về kinh doanh, thương mại điện tử và thiết kế website.